Hạ đường huyết là gì? Có nguy hiểm không?

Hầu hết mọi người cho rằng hiện tượng hạ đường huyết chỉ xảy ra khi bạn đang đói, mệt mỏi và đây chỉ là một phản ứng hết sức bình thường của cơ thể. Thế nhưng trên thực thế đây là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nghiêm trong về trình trạng sức khỏe của bạn. Vậy hạ đường huyết là gì, hiện tượng này xảy ra như nào đối với sức khỏe và có những cách đề phòng nào? Hãy cùng bintliffsogunquit.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu xuống thấp

Hạ đường huyết là tình trạng đường (Glucose) có trong máu hạ xuống dưới mức 70 mg/dL Người bình thường chỉ số đường huyết trước khi ăn sẽ dao động từ 90 – 130 mg/dL, giữa bữa ăn là 70 – 100mg/dL và sau khi ăn 1 đến 2 giờ dưới 180mg/dL.

Hạ đường huyết cần được phát hiện sớm và  xử lý kịp thời để có thể kiểm soát được hàm lượng đường ở trong máu ở mức ổn định. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bởi vì nguồn năng lượng chính của cơ thể là Glucose, khi lượng đường thiếu hụt trầm trọng thì mọi hoạt động cơ thể sẽ trở nên trì trệ và kém hiệu quả.

Hiện tượng này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Đối với những người đã mắc đái tháo đường thì chắc chắn sẽ phải trải qua hiện tượng này. Tuy nhiên cũng có một số người không mắc bệnh đái tháo đường cũng gặp phải hiện tượng hạ đường huyết thường xuyên.

II. Những triệu chứng có thể gặp khi tụt đường huyết

Triệu chứng thường gặp khi hạ đường huyết là gì? Người bệnh có thể có các triệu chứng như: Đau đầu, lo âu, chóng mặt và run rẩy, cảm thấy mệt mỏi đột ngột,… Ngoài ra các bạn không nên chủ quan nếu xuất hiện các triệu chứng tim đập nhanh hơn bình thường, nhìn xung quanh mờ mịt, da xanh tái, hiện tượng tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi ở lòng bàn tay, nách, trán và luôn có cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng.

Khi lượng đường trong máu giảm sâu, người bệnh có thể rơi vào tình trạng mất ý thức, lú lẫn thậm chí còn có trường hợp bị ngất hoặc lên cơn co giật nguy hiểm

III. Nguyên nhân gây ra hạ đường huyết

Những dấu hiệu hạ đường huyết

Ngoài việc tìm hiểu hạ đường huyết là gì, các bạn cũng phải biết được những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là gì. Hiện nay nguyên nhân phổ biến gây ra hạ đường huyết là do tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh đái tháo đường. Việc lạm dụng quá nhiều Insulin hoặc vô tình tiêm sai loại Insulin cũng sẽ dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết. Dù nguyên nhân do đâu thì chúng ta cũng không được chủ quan việc theo dõi sức khỏe và điều trị bệnh.

1. Do mắc bệnh đái tháo đường

Đa số những bệnh nhân bị tụt đường huyết là do họ đang mắc bệnh tiểu đường, nhất là thời điểm Hormone Insulin, Glucagon rơi vào trạng thái bị mất cân bằng. Hiện tượng này thường xảy ra do người bệnh sử dụng quá nhiều liều lượng Insulin hay các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Do đó hãy tuân thủ theo đơn thuốc do bác sĩ đã kê để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là tác nhân là cho bệnh nhân tiểu đường hạ đường huyết. Trong đó phải kể đến một số thói quen như bỏ bữa, ăn uống không đủ dinh dưỡng, không tuân thủ chế độ ăn kiêng, thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn,…

2. Những nguyên nhân không phải do bị bệnh tiểu đường

Tụt đường đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra hạ đường huyết

Có rất nhiều lý do khác khiến cho bạn phải đối mặt với tình trạng tụt đường huyết đột ngột. Chỉ số đường huyết giảm có thể là do tác dụng phụ không mong muốn khi điều trị tiểu đường bằng thuốc.

Bên cạnh đó còn phải kể đến các bệnh lý gây ra hiện tượng này như suy thận, bệnh lý về gan, suy dinh dưỡng, rối loạn tuyến thượng thận, nhiễm trùng.

Đặc biệt, với những người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn thì nguy cơ hạ đường huyết là rất cao. Bởi trong các sản phẩm này có chứa các tác nhân làm hạn chế quá trình giải phóng đường huyết, khiến chỉ số GI bị giảm đi đáng kể và gây ra hiện tượng tụt đường huyết.

IV. Đối tượng dễ bị hiện tượng hạ đường huyết

Hiện tượng hạ đường huyết thường không phổ biến xả ra ở trẻ trên 10 tuổi và người lớn. Hiện tượng này thường gặp ở những bệnh nhân bị tiểu đường đang được điều bị bằng việc bổ sung Insulin hoặc những trường hợp tự ý điều trị không theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra hạ đường huyết còn gặp ở những người luyện tập thể dục thể thao quá sức mà không có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, người bị bệnh mãn tính,…

V. Cách xử lý và điều trị hạ đường huyết

1. Cách xử lý hạ đường huyết tại nhà

Khi bị hạ đường huyết đột ngột, người bệnh và người thân của người bệnh cần nhanh chóng xác định tình trạng của tụt đường huyết và xử lý nhanh bằng cách cho người bệnh ăn ngay một viên kẹo ngọt hoặc bánh, hoa quả có sẵn. Trường hợp không đỡ cần tối thiểu 15g đường pha nước uống. Nếu tình trạng nặng cũng cần xử lý như ban đầu rồi đưa người bệnh tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

2. Điều trị hạ đường huyết

Người bệnh có thể tự điều trị hạ huyết áp tại nhà

Với những tình huống hạ đường huyết trong việc, các bạn cần xử lý bằng những cách sau đây:

  • Ngưng ngay các loại thuốc hạ đường huyết hoặc Insulin đang sử dụng
  • Nếu người bệnh hạ đường huyết nhẹ và còn tỉnh táo: Cho bệnh nhân ăn ngay một viên kẹo hoặc bánh ngọt, nếu không đỡ uống ngay một cốc nước ngọt hoặc nước đường
  • Trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết nặng, ý thức không tỉnh táo, bệnh nhân không thể ăn và uống bằng miệng thì truyền ngay đường Glucose.
  • Tiêm tĩnh mạch 20 -50ml Glucose 30%, tiếp theo truyền đường Glucose 5% để duy trì đường huyết > 5.6 mmol/l
  • Khi bệnh nhân tỉnh cho ăn hoặc uống thêm và kiểm tra đường huyết 4h/lần để tránh đường huyết quá cao

VI. Hạ đường huyết phòng tránh như thế nào?

Nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo khoa học

Để phòng tránh hạ đường huyết người bệnh tiểu đường cũng như người thân cần được hướng dẫn cách phát hiện và cách xử lý tại nhà. Cụ thể như sau:

  • Ăn ngay đồ ăn, nước uống hoa quả hoặc nước đường.
  • Báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách điều trị bệnh cho mình.
  • Kiểm tra và mang theo một vài miếng đường khi ra khỏi nhà.
  • Thông báo cho bạn bè, người thân về bệnh đái tháo đường.
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết khi thấy ăn không ngon miệng hoặc ăn ít hơn hằng ngày.
  • Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn, có chất kích thích như rượu, bia,…
  • Đối với phụ nữ cần chú ý những ngày kinh nguyệt.
  • Luôn mang bên người thẻ đái tháo đường, số điện thoại người thân, bác sĩ.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định lù để được theo dõi và điều trị.
  • Nghe theo sự hướng dẫn của các bác sĩ, không tự ý mua thuốc khi không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa đơn được kê.

Hạ đường huyết là tình trạng cần phải được cấp cứu kịp thời. Việc nhận biết các dấu hiệu hiện tượng này giúp người bệnh phát hiện và điều trị nhanh chóng đồng thời cũng hạn chế được các biến chứng nguy hiểm. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã nắm được hạ đường huyết là gì và những nguyên nhân, cách phòng tránh hiện tượng này như thế nào.