SOS là gì? Những điều ai cũng cần biết về SOS

SOS gần như không phải là từ gì xa lạ quá đối với chúng ta, chúng ta có thể thấy nó trên điện thoại, trong phim ảnh hay các tin tức trên mạng xã hội. Vậy bạn có chắc chắn rằng mình thật sự hiểu ý nghĩa của SOS là gì không? Ngoài ra bạn đã nắm vững những điều ai cũng cần biết về SOS chưa? Nếu bạn còn cảm thấy mông lung với những câu hỏi trên thì hãy xem bài viết sau đây nhé!

I. SOS là gì?

SOS theo một số quan điểm thì nó là một từ viết tắt tiếng Anh của nhiều cụm từ như: Save Our Souls (Gửi cứu trợ), Save Our Ship (Hãy cứu tàu chúng tôi), Send Out Succour (Hãy cứu lấy những linh hồn của chúng tôi), Shoot Our Ship, Sinking Our Ship,…

Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng SOS không có ý nghĩa riêng của nó và nó cũng không phải một cụm từ viết tắt của bất kì từ nào. Ban đầu đây chỉ là mã Morse hàng hải khẩn cấp để báo hiệu sự cố do người Đức nghĩ ra. SOS là mã Morse thể hiện tín hiệu nguy hiểm, cần được cầu cứu khẩn cấp. Mã Morde này được ký hiệu liên tục gồm ba dấu chấm, ba dấu gạch ngang và ba dấu chấm, tất cả các dấu trên chạy cùng nhau mà không có khoảng trắng hoặc điểm dừng (. . . _ _ _ . . .).

Cho dù hiểu theo cách nào thì điểm chung ở đây là SOS đều mang ý nghĩa cầu cứu và cần giúp đỡ.

SOS mang ý nghĩa cầu cứu và cần giúp đỡ
SOS mang ý nghĩa cầu cứu và cần giúp đỡ

II. Những trường hợp sử dụng SOS và cách sử dụng

1. Các trường hợp sử dụng SOS

Như Bintliffsogunquit.com đã nói về ý nghĩa của SOS thì nó sẽ được sử dụng trong trường hợp gặp nguy hiểm và cần sự trợ giúp hay cầu cứu. Cụ thể như một số trường hợp sau:

  • Gặp nạn trên biển
  • Bị lạc vào nơi hoang vu
  • Bị bắt cóc và giam giữ
  • Đang bị khống chế bởi kẻ xấu
  • Đang bị thương nặng và không thể liên lạc cầu cứu
  • Bị hành hạ và ngược đãi nhưng không thể nói,…

2. Các cách sử dụng SOS

  • Âm thanh

Ban đầu đây là đoạn tín hiệu âm thanh dùng để cầu cứu trên biển và truyền đi bằng các thiết bị điện tử để cầu cứu đến người khác. Bạn có thể sử dụng đoạn âm thanh sau:

  • Tín hiệu đèn pin

Đèn pin là một thứ hữu dụng chúng ta thường hay mang theo khi đi xa, nếu không có đèn pin thì bạn có thể sử dụng chức năng đèn pin trong chính chiếc điện thoại của mình. Đoạn tín hiệu cầu cứu sẽ được làm như sau:

“Ba lần nháy đèn ngắnba lần nháy đèn dài, ba lần nháy đèn ngắn (giống như ký hiệu trong mã Morse).

Tín hiệu SOS thực hiện bằng đèn pin theo quy tắc
Tín hiệu SOS thực hiện bằng đèn pin theo quy tắc
  • Lửa

Hầu hết việc tìm đồ để nhóm lửa và đánh lửa là khá dễ dàng nên bạn có thể tận dụng đốt lửa vào ban đêm và xếp thành hình chữ SOS. Với cách làm này thì vào đêm tối ánh sáng lên nổi bật sẽ có thể gây sự chú ý và bạn có thể sẽ được cứu.

  • Hình ảnh

Khá tương tự như việc dùng lửa nhưng cách này đơn giản hơn, bạn chỉ cần tìm bất cứ vật gì vẽ lên trên nền đất hoặc cát chữ SOS để người khác nhận biết và đến cứu bạn. Trường hợp không có đất hoặc cát để vẽ thì bạn có thể sắp xếp đá hay các vật có màu sắc nổi bật hơn so với nền mà bạn định viết chữ SOS.

Nhờ chữ SOS viết trên cát mà một người gặp nguy đã được cứu
Nhờ chữ SOS viết trên cát mà một người gặp nguy đã được cứu

III. Tại sao lại dùng từ SOS mà không phải là từ khác?

Trong quy ước mã Morse quốc tế, ba dấu chấm sẽ tạo thành chữ “S” và ba dấu gạch ngang tạo thành một chữ “O”, nên tín hiệu này được gọi là “SOS”. Vì 3 chữ cái này có thể nhìn ngược hoặc nhìn từ trên xuống vẫn không thay đổi. Do đó, vì sự thuận tiện này mà SOS dần được sử dụng phổ biến và trở thành một cụm từ đại diện cho sự cầu cứu dù là ở đất liền, trên biển hay trên không.

Quy ước tín hiệu SOS được đề xuất lần đầu tiên tại Hội nghị Quốc tế về Liên lạc Điện tín trên biển ở Berlin năm 1906. Sau đó, cụm từ này đã được cộng đồng quốc tế phê chuẩn năm 1908 và được sử dụng rộng rãi từ đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *